Bao sái tượng Phật là một công việc quan trọng đối với mọi gia đình tại Việt Nam, đặc biệt là những gia đình theo đạo Phật. Bàn thờ gia tiên là nơi gia đình thờ cúng Gia tiên, Chư vị Thần linh – Thổ địa. Với nhiều gia đình, trên bàn thờ còn có cả tượng Phật hoặc Quan Thế Âm Bồ Tát. Vậy bao sái bàn thờ nói chung ra sao và tượng Phật nói riêng phải lưu ý những gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!.
Bao sái bàn thờ gia tiên?
Mỗi năm Tết đến, ngoài việc sắm sửa đồ cúng tế, nhà nào cũng thực hiện nghi lễ dọn dẹp bàn thờ( hay còn gọi là bao sái bàn thờ ). Cuối năm là dịp để con cháu trong nhà hướng về cội nguồn, tạ ơn tổ tiên đã phù hộ cho một năm qua. Cũng như cầu bình an, sức khỏe cho gia đình. năm mới.
Để thực hiện bao sái bàn thờ, gia chủ cần thực hiện lau bàn thờ, lau bát hương, tỉa chân nhang, rắc tro hương. Đây là một trong những nghi lễ được người Việt Nam coi trọng nhất.
Lễ vật bao gồm
- Đĩa xôi
- Thịt luộc
- Đĩa trái cây theo mùa
- Chén nhỏ
- Rượu
- Một cốc nước sôi để nguội
- Tiền vàng
- Bình hoa
Những đồ vật cần chuẩn bị thêm
- Rượu gừng sạch: mua rượu trắng mới, dùng gừng tươi rửa sạch, đập dập cho vào rượu.
- Hương thơm (tùy chọn)
- Giấy báo hoặc vải sạch
- Khăn sạch
- Một bình nước
Thực hiện bao sái bàn thờ
Lau dọn ban thờ tại nhà cần phải chú ý lau dọn từ trên cao xuống thấp. Trong lúc lau dọn, gia chủ cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh trầy xước. Đặc biệt cần chú ý, tránh xê dịch các bức tượng, bát hương.
Bên cạnh đó, trong quá trình rút chân nhang, tiến hành rút từng chút một. Cho tới khi số chân hương còn lại trong bát hương là một số lẻ, thường sẽ để lại 3,5,7 hoặc 9 chân nhang.
Bát hương có nhiều tro thì nên gạt bớt bằng chổi loại nhỏ thật nhẹ nhàng. Sau đó, bạn dùng khăn sạch để lau dọn lại ban thờ.
Sau khi bao sái, gia chủ sắp xếp lại đồ thờ cúng vào đúng vị trí như ban đầu.
Bao sái tượng Phật như thế nào?
Với những gia đình có thờ tượng Phật, Bồ tát thì bàn thờ cần phải trang nghiêm, sạch sẽ. Vậy nên, cần thường xuyên quét dọn, rút bớt chân hương, đặc biệt là với dịp bao sái cuối năm. Thực tế gia chủ không nhất thiết phải lau tượng mỗi ngày. Chỉ khi thấy tượng Phật, Bồ tát bị khói bụi bám vào thì mới lau rửa tượng, hoặc vào dịp trước Tết nguyên đán cuối năm.
Ngoài ra, bạn cũng không nên xức các loại nước hoa thơm vào tượng phật. Bởì vì đó là những sản phẩm được coi là “mùi thơm bất tịnh”, tạo sự dính mác, trói buộc và mê đắm cho thế gian.
Lau tượng Phật bằng nước gì?
Bạn cần chuẩn bị một chậu dung dịch và 2 chiếc khăn sạch. Sau khi bạn dùng khăn lau nước trước, bạn cần có một chiếc khăn khô sách để lau lại lần 2. Dưới đây là một số loại nước bạn có thể sử dụng để bao sái tượng Phật – Quan Âm Bồ Tát:
- Sử dụng nước ấm và một ít nước tẩy rửa: lưu ý lượng nước tẩy chỉ cần rất ít, tránh làm hỏng tượng.
- Sử dụng muối và chanh để rửa tượng phật: vắt vài quả chanh cho vào nước ấm, sau đó cho một chút muối vào hòa tan.
- Sử dụng nước tẩy rửa chuyên dụng: bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và mua tại các cửa hàng chuyên bán tượng Phật.
Một số lưu ý khác khi lau rửa tượng Phật:
- Cần lau rửa nhẹ nhàng, tuyệt đối không kỳ mạnh gây trầy xước tượng.
- Dụng cụ lau rửa khăn, nước tuyệt đối sạch sẽ tránh phạm đến thần linh.
- Tuyệt đối không dùng các chất tẩy rửa mạnh gây hỏng tượng phật.
Xem thêm:
Bao sái ban thờ Thần Tài – Thổ Địa theo lời khuyên chuyên gia
Nên bao sái bàn thờ vào ngày nào để cả năm đón tài lộc vào nhà?
- Taxi tải Thành Hưng chỉ sử dụng duy nhất Tổng đài Miễn cước 1800.0033. (Các số điện thoại khác đều là Thành Hưng giả mạo)
- Thành Hưng chính hãng là Hãng có hàng trăm xe taxi tải màu đỏ hoạt động trên khắp các đường phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
- Thành Hưng là thương hiệu đã được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ trên toàn quốc.
- Là Hãng khai sinh mô hình Taxi tải tại Việt Nam từ năm 1996, Taxi tải Thành Hưng đã nhận được nhiều giải thưởng do các tổ chức, cơ quan lớn trao tặng.