" /> Các bước nhập trạch nhà mới | Taxi Tải Thành Hưng

Các bước nhập trạch nhà mới

Các bước nhập trạch cho nhà mới là điều mà gia chủ cần phải tìm hiểu kỹ trước khi tiến hành lễ nhập trạch. Vậy trình tự các bước như thế nào, cần phải làm gì để lễ nhập trạch diễn ra suôn sẻ, đem lại may mắn cho gia chủ, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm những vấn đề đó.

Tổng quan về lễ nhập trạch

Lễ nhập trạch là gì?

Lễ nhập trạch là lễ cúng để được vào nhà mới, đồng thời thể hiện sự cầu mong về một cuộc sống tốt đẹp, gặp nhiều thuận lợi, may mắn và khỏe mạnh.

Ý nghĩa của lễ nhập trạch

Từ xa xưa, ông cha ta quan niệm rằng mỗi vùng đất đều có thần linh cai quản. Do đó, khi chuyển đi hoặc chuyển đến đều cần làm lễ trình báo, xin phép, có như vậy mới được thần linh chấp thuận. Chính vì vậy, lễ nhập trạch mang ý nghĩa:

Giúp cho cuộc sống gia đình, công việc gia chủ thuận buồm xuôi gió.

Do tổ tiên, thần tài, thổ địa đang được thờ cúng tại nhà cũ nên khi chuyển sang nhà mới, làm lễ nhập trạch để xin phép được chuyển gia tiên và các vị thần linh trên đến nhà mới, từ đó gia tiên và các vị thần linh sẽ tiếp tục phù hộ cho gia chủ.

Ngoài ra, lễ nhập trạch còn thể hiện sự thành tâm của gia chủ đối với gia tiền, các vị thần linh.

cac-buoc-nhap-trach-nha-moi

Hướng dẫn tự làm lễ nhập trạch

Để tránh thiếu sót trong quá trình làm lễ nhập trạch, bạn cần tìm ngày tốt để làm lễ, chuẩn bị mâm đồ cúng,văn khấn và một số vật phẩm khác.

Tìm ngày tốt làm lễ nhập trạch

Ngày nhập trạch là yếu tố rất quan trọng bởi nếu chọn được ngày đẹp sẽ giúp cho cuộc sống gia đình, công việc của gia chủ thuận buồm xuôi gió. Theo đó, ngày tốt để làm lễ nhập trạch cần đảm bảo các yếu tố như:

  • Ngày làm lễ nhập trạch là ngày hoàng đạo.
  • Ngày đó phải hợp tuổi, hợp mệnh của gia chủ.

Chuẩn bị lễ vật (mâm đồ cúng)

Lễ vật dùng để làm lễ nhập trạch bao gồm ngũ quả, hương hoa, mâm thức ăn. Bạn có thể chia các lễ vật này thành 3 mâm nhỏ hoặc 1 mâm lớn.

Ngũ quả: Chọn 5 loại trái cây tươi theo mùa, có thể theo 5 màu sắc khác nhau.

  • Hương hoa: Gồm đèn cầy, nhang, trầu cau, 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, 1 ấm nước nhỏ, 1 lọ hoa tươi (hoa cúc hoặc hoa ly), vàng mã, sớ (sỡ cung nghinh Phật Thánh, sớ sám tạ Thổ công, các vị tôn thần, sớ sám tạ gia tiên, sớ điền hoàn long mạch). Riêng vàng mã thì bạn nên ra các tiệm bán đồ thờ cúng mua 1 bộ vàng mã đầy đủ dành cho lễ cúng nhập trạch.
  • Mâm cơm cúng: Tùy thuộc vào quan niệm thờ cúng của từng nhà mà có thể làm mâm cơm chay hoặc mâm cơm mặn. Nếu là mâm cơm mặn thì bao gồm 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc, gà luộc, heo quay, xôi hoặc cháo. Nếu là mâm cúng chay thì gồm rau củ xào, đậu phụ, chè, bánh kẹo, canh rau củ… Ngoài ra, trong mâm cúng nhập trạch còn bao gồm 3 ly trà, 3 ly rượu, 3 điếu thuốc.

Văn khấn

Văn khấn khi làm lễ nhập trạch gồm 2 phần là khấn thần linh và khấn gia tiên. Khi đọc văn khấn thì bạn nên đọc văn khấn thần linh trước, gia tiên sau. Bài văn khấn cần trình bày mong muốn của gia chủ, xin phép chuyển nhà, bàn thờ về nhà mới. Cần đọc rõ ràng, rành mạch, thành tâm.

Nội dung văn khấn thần linh

Văn khấn thần linh có ý nghĩa rất quan trọng bởi theo quan niệm dân gian, gia chủ trước tiên phải xin phép những vị thần trấn giữ nhà mới trước. Khi được chấp thuận thì mới được phép dọn về.

Nội dung văn khấn gia tiên

Sau khi xin phép thần linh thì cần khấn gia tiên để gia tiên cùng về nhà mới, tiếp tục để con cháu thờ cúng.

Những đồ vật khác cần chuẩn bị

Ngoài những đồ vật trên, bạn cần chuẩn bị các vật phẩm khác như:

Bếp than: Dùng để ở giữa cửa chính.

Chiếu (đệm) đang sử dụng.

Theo thủ tục nhập trạch, các thành viên trong gia đình khi bước vào nhà không được đi tay không mà cần phải cầm những đồ vật may mắn như chổi mới, bếp nấu (bếp gas, bếp dầu, lưu ý không được dùng bếp điện vì dân gian quan niệm bếp điện không tạo ra lửa nên không tốt), gạo, muối, tiền, vàng…

Hướng dẫn tự làm lễ nhập trạch chi tiết

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách tự làm lễ nhập trạch. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy phần nào chưa phù hợp với gia đình mình thì có thể lược bỏ 1 vài yếu tố.

Bước 1: Đốt lò than, đặt ngay ở cửa ra vào.

Bước 2: Bày các đồ cúng lên mâm ngay ngắn.

Bước 3: Chủ nhà (nên là nam trụ cột gia đình) bước qua lò than vào nhà trước tiên (bước chân trái vào trước rồi mới đến chân phải), tay cầm theo bát hương và bài vị gia tiên. Sau đó, các thành viên khác cũng lần lượt bước qua lò than và cầm theo các vật còn lại (chiếu, bếp nấu, các đồ vật may mắn như đã đề cập ở trên. Lưu ý, các thành viên trong gia đình không được đi tay không.

Bước 4: Sau khi bước vào nhà, cần bật tất cả điện, mọi cánh cửa trong nhà, giúp khai thông khí.

Bước 5: Sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài, thổ địa. Sau đó bày mâm cúng giữa nhà (hướng về hướng hợp tuổi chủ nhà).

Bước 6: Một người đại diện thắp nhang, đọc văn khấn (đọc văn khấn thần linh trước, gia tiên sau). Đồng thời các thành viên còn lại cũng đứng trước mâm cúng chắp tay.

Bước 7: Sau khi đọc văn khấn, chủ nhà bật bếp, nấu nước pha trà (để nước sôi trên bếp 5 – 7 phút trước khi pha. Sau đó dâng trà lên mâm cúng. Việc nấu nước cũng rất quan trọng bởi nó mang ý nghĩa khai hỏa, tạo ra sức sống cho ngôi nhà.

Bước 8: Hóa vàng. Sau khi vàng mã cháy hết thì lấy rượu tưới lên to tàn.

Bước 9: Giữ lại đĩa gạo, muối, ấm nước để sau này đặt vào bàn thờ Táo quân. Đến đây thì lễ cúng nhập trạch đã hoàn tất. Bạn có thể đưa các thùng đồ vào nhà để sắp xếp theo ý muốn.

Một số lưu ý khi tự làm lễ nhập trạch

cac-buoc-nhap-trach-nha-moi

Khi tự làm lễ nhập trạch chuyển sang nhà mới, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Phải cúng thổ công, gia tiên xong mới được sắp xếp đồ đạc trong nhà. Nếu chuyển đồ sang nhà mới từ trước đó thì cũng chỉ được tập kết lại 1 chỗ chứ chưa được sắp xếp.
  • Vào ngày chuyển nhà thì không được ngủ trưa tại nhà mới vì điều đó tượng trưng cho bệnh tật, lười biếng.
  • Nếu nhập trạch để lấy ngày tốt mà chưa chuyển đồ đến thì bạn cứ làm như các bước ở trên. Tuy nhiên chủ nhà cần ngủ lại 1 đêm trước khi tự làm lễ nhập trạch. Nếu thời gian nhập trạch và thời gian chuyển đến ở cách nhau thời gian dài thì hàng ngày bạn cần tới nhà mới để thắp nhang, trông nom để tạo sinh khí.
  • Trong ngày chuyển vào nhà mới thì tuyệt đối không được cãi vã, mắng mỏ, khóc lóc, bực tức… bởi những điều đó đều thể hiện sự không may mắn. Bên cạnh đó cần tránh rơi vỡ, bể đồ đạc.
  • Nếu nhà mới của bạn ở chung cư thì cần lưu ý việc đốt lò than, vàng mã vì dễ gây cháy nổ.
  • Nếu chuyển đến nhà mới là nhà trọ, nhà thuê thì việc làm lễ nhập trạch hay không còn tùy thuộc vào tâm linh của mỗi người.
  • Taxi tải Thành Hưng chỉ sử dụng duy nhất Tổng đài Miễn cước 1800.0033. (Các số điện thoại khác đều là Thành Hưng giả mạo)
  • Thành Hưng chính hãng là Hãng có hàng trăm xe taxi tải màu đỏ hoạt động trên khắp các đường phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
  • Thành Hưng là thương hiệu đã được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ trên toàn quốc.
  • Là Hãng khai sinh mô hình Taxi tải tại Việt Nam từ năm 1996, Taxi tải Thành Hưng đã nhận được nhiều giải thưởng do các tổ chức, cơ quan lớn trao tặng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *