Hàng tồn kho là gì? Mục đích lưu trữ hàng tồn kho

Khái niệm về hàng tồn kho chắc hẳn không phải còn quá xa lạ đối với nhiều người, trên thực tế, khi nghe đến câu “hàng tồn kho” nhiều người sẽ thường nghĩ ngay đây là loại hàng không bán được mà bị tồn đọng lại trong kho, nên điều này được coi là tiêu cực đối với các Doanh nghiệp khi có lượng lớn hàng tồn kho. Tuy nhiên, với một lượng hàng tồn kho nhất định thì doanh nghiệp đó vẫn cân nhắc đến việc nên hay không nên giữ lại mặt hàng này. Như vậy, hàng tồn kho là gì? Hãy cùng tham khảo ngay trong bài viết này của Thành Hưng – chuyển nhà giá rẻ tphcm nhé!

Định nghĩa hàng tồn kho là gì?

Hàng tồn kho là gì? Khi nhắc đến hàng tồn kho thì nhiều người thường nghĩ ngay đến các lô hàng bị tồn tại xưởng do bán ra thị trường không được. Hay nói một cách đơn giản hơn, hàng tồn kho là các mặt hàng bị ế và cần thanh lý. Thế nhưng, xét theo khía cạnh khác thì đây là một cách hiểu sai lầm vì khái niệm hàng tồn kho là một chủ đề rất rộng trong kinh doanh và kinh tế học. Theo đó, hàng tồn kho là các mặt hàng, sản phẩm được các Doanh nghiệp giữ lại để có kế hoạch bán ra sau cùng.

Hiểu theo cách khác, thì hàng tồn kho là các mặt hàng dự trữ mà một Công ty nào đó sản xuất ra để mang đi bán và kèm những thành phần khác tạo ra sản phẩm. Như vậy có thể thấy, hàng tồn kho là một sự liên kết giữa việc sản xuất và bán sản phẩm, đồng thời còn là một bộ phận của tài sản ngắn hạn, chiếm tỉ trọng lớn và có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp đó. Nếu biết Quản trị hàng tồn kho đúng cách thì có thể sẽ làm giảm nhiều khoản chi phí và tăng thêm lợi nhuận cho phía công ty.

Hàng tồn kho bao gồm những loại mặt hàng nào?

Những mặt hàng tồn kho
Những mặt hàng tồn kho

Xét về đặc điểm của hàng hóa, có thể phân biệt hàng tồn kho thành bốn loại cơ bản sau:

  • Nguồn vật tư: Đồ dùng trong văn phòng, vật liệu làm sạch máy, dầu, nhiên liệu, bóng đèn và những thứ tương tự. Các loại hàng này đều cần thiết trong quá trình sản xuất.
  • Nguyên liệu thô: Là các loại nguyên liệu được bán đi hoặc giữ lại để sản xuất trong tương lai, được gửi đi để gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường về.
  • Bán thành phẩm: Là các sản phẩm được phép dùng trong sản xuất nhưng vẫn chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành này chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
  • Thành phẩm: Là sản phẩm đã hoàn chỉnh sau quá trình sản xuất.

Tùy thuộc vào các hoạt động khác nhau của từng Doanh nghiệp, bốn loại hàng tồn kho trên đã được duy trì sẽ khác nhau từ Công ty này đến Công ty khác.

Những mặt tốt của hàng tồn kho
Những mặt tốt của hàng tồn kho

Xét về chủng loại hàng hóa, hàng tồn kho của từng Doanh nghiệp có thể bao gồm tất cả sản phẩm thương mại như:

  • Hàng hóa mua về để bán (hàng tồn kho, hàng mua đang đi đường, hàng bất động sản, hàng gửi đi bán và hàng gửi đi gia công chế biến)
  • Sản phẩm đang dở dang (sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm đã hoàn thành chưa làm các thủ tục nhập kho)
  • Thành phẩm tồn kho và thành phẩm đem đi bán.
  • Nguyên liệu và vật liệu.
  • Công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công để chế biến và đã mua đang đi trên đường.
  • Chi phí sản xuất và kinh doanh Dịch vụ dở dang.
  • Nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu và thành phẩm, hàng hoá đã được lưu giữ tại kho báo thuế của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp lưu trữ hàng tồn kho nhằm mục đích gì?

Tại sao các Công ty thường giữ lại số lượng lớn hàng tồn kho trong khi chi phí lưu trữ lại đắt đỏ? Câu trả lời là hàng tồn kho có tầm quan rất đặc biệt đối với những Doanh nghiệp. Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu, có 3 lý do chính để lưu trữ hàng tồn đó là “Dự phòng – Đầu cơ – Giao dịch”. Cụ thể như sau:

Mục đích lưu trữ hàng tồn kho
Mục đích lưu trữ hàng tồn kho
  • Dự phòng: Việc giữ lại hàng tồn kho như là một “tấm đệm” cho các tình huống kinh doanh xấu nằm ngoài dự đoán vì sẽ có những bức phá bất ngờ về nhu cầu thành phẩm ở tại một thời điểm nào đó. Tương tự cũng sẽ có các sự sụt giảm khó lường trong sự cung ứng nguyên liệu ở một vài thời điểm. Ở cả 2 trường hợp này, một số Doanh nghiệp nếu khôn ngoan, chắc chắn bạn sẽ muốn có vài “tấm đệm” để đương đầu với những sự thay đổi khôn lường.
  • Đầu cơ: Doanh nghiệp giữ hàng tồn kho để có được sự lợi thế khi giá thành có sự thay đổi và biến động. Nếu giá nguyên liệu thô tăng, Doanh nghiệp sẽ muốn giữ lại nhiều hàng tồn kho so với yêu cầu với mức giá thấp hơn.
  • Giao dịch: Để tránh bị tắc nghẽn trong quá trình sản suất và bán hàng, Doanh nghiệp sẽ luôn duy trì hàng tồn kho. Bằng việc duy trì hàng tồn kho theo cách này, những Doanh nghiệp sẽ đảm bảo được việc sản xuất không gặp gián đoạn do thiếu nguyên liệu thô. Mặt khác, việc bán hàng cũng không bị ảnh hưởng do không có sẵn hàng hóa thành phẩm.

Với các kiến thức liên quan đến hàng tồn kho là gì, những mặt hàng thuộc hàng tồn kho cũng như các lý do mà Doanh nghiệp phải lưu trữ hàng tồn kho đã được dịch vụ vận tải Thành Hưng chia sẻ chi tiết. Theo đó, hàng tồn kho sẽ không phải là hàng hết hạn, quá hạn sử dụng mà đòng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giao dịch, đầu cơ và dự phòng trong trường hợp cần thiết. Do đó, việc nắm rõ về khái niệm về hàng tồn kho sẽ giúp ích hiệu quả cho những đơn vị kinh doanh, các tổ chức Doanh Nghiệp trong việc lưu kho hàng hóa số lượng lớn.

  • Taxi tải Thành Hưng chỉ sử dụng duy nhất Tổng đài Miễn cước 1800.0033. (Các số điện thoại khác đều là Thành Hưng giả mạo)
  • Thành Hưng chính hãng là Hãng có hàng trăm xe taxi tải màu đỏ hoạt động trên khắp các đường phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
  • Thành Hưng là thương hiệu đã được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ trên toàn quốc.
  • Là Hãng khai sinh mô hình Taxi tải tại Việt Nam từ năm 1996, Taxi tải Thành Hưng đã nhận được nhiều giải thưởng do các tổ chức, cơ quan lớn trao tặng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *