Mâm ngũ quả có mấy loại quả – bạn biết chưa?

mam-ngu-qua-ngay-tet

Mâm ngũ quả có mấy loại quả? Chắc hẳn nhiều người sẽ trả lời rằng có năm loại quả tương ứng với chữ “Ngũ”. Điều này không hẳn là sai tuy nhiên không bắt buộc nhất thiết chỉ được đặt năm loại quả. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được biến tấu với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả từng miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó ra sao? Cùng chuyển văn phòng trọn gói Thành Hưng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Mâm ngũ quả là gì?

Mâm ngũ quả để chỉ một mâm bao gồm khoảng năm loại quả, thường được bày biện dịp Lễ, Tết Nguyên Đán theo tục lệ truyền thống người Việt. Mâm ngũ quả thường được bày trên bàn thờ gia tiên. Ngoài ra cũng có thể được bày ở trên bàn nước để tiếp khách.

Những loại trái cây trên mâm ngũ quả sẽ thường tượng trưng cho một ý nghĩa nào thông qua tên gọi, màu sắc của chúng. Ngày nay, ngoài yếu tố tâm linh, việc bày mâm ngũ quả còn như một cách để trang trí nhà cửa ngày Tết.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả có mấy loại quả? Mâm ngũ quả thường được trưng bày với 5 loại trái cây khác nhau. Điều này đã được nhắc đến trong kinh Vu Lan Bồn với hình ảnh tượng trưng trái cây 5 màu.
Đối với người Việt ta, con số 5 còn tượng trưng cho mong muốn được ngũ phúc lâm môn:

  • Phú: Giàu có, nhiều của cải
  • Quý: Phẩm chất sang trọng
  • Thọ: Sống lâu trăm tuổi
  • Khang: Có nhiều sức khỏe
  • Ninh: Cuộc sống bình an

Ngoài ra, 5 màu sắc còn thể hiện ý nghĩa nguồn của cải năm phương đưa về kính lên ông bà, tổ tiên.
Thông thường, người ta sẽ bày:

  • Chuối – màu xanh tượng trưng cho Đông phương
  • Hồng – màu đỏ tượng trưng cho Nam phương
  • Lê – màu trắng tượng trưng cho Tây Phương
  • Bưởi – màu vàng tượng trưng cho Trung phương
  • Một loại quả có màu sẫm tượng trưng cho Bắc phương

Ngoài ra, 5 loại quả, 5 màu sắc còn tượng trưng cho ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Người xưa cũng quan niệm, sở dĩ chọn ngũ quả thay vì các yếu tố khác bởi hoa quả có nhiều hạt, nhiều múi, chùm nên mang ý nghĩa cầu chúc năm mới sinh sôi, phát triển trong năm mới.
Theo một số quan điểm, mỗi loại quả sẽ còn có một ý nghĩa riêng trong mâm ngũ quả. Ý nghĩa từng loại trái cây trong mâm ngũ quả ngày Tết:

  • Bưởi: phúc lộc, viên mãn
  • Thanh long: rồng mây hội tụ
  • Dưa hấu: tốt đẹp, viên mãn, trung thực
  • Đu đủ: đầy đủ, thịnh vượng
  • Mãng cầu: cầu chúc mọi điều như ý
  • Dứa (thơm): thơm tho, đa phúc lộc
  • Hồng: hồng hào, tươi tốt, tượng trưng cho sự thành đạt
  • Lựu: đa phúc, đa lộc, con đàn cháu đống
  • Phật thủ: bàn tay Phật che chở phù hộ cho con người
  • Chuối: tượng trưng cho bàn tay ngửa, hứng lấy may mắn, bao bọc và che chở
  • Dừa: viên mãn
  • Xoài: tiêu xài không thiếu thốn
  • Quất: sung túc, lộc lá
  • Đào: sự thăng tiến, danh lợi

Hướng dẫn cách bày mâm ngũ quả ngày Tết từng vùng miền

Miền Bắc

Hình ảnh: mâm ngũ quả Miền Bắc (minh họa)

Đối với người dân miền Bắc, một mâm ngũ quả đẹp, đúng chuẩn phải là một mâm ngũ quả có đầy đủ các loại trái cây như: chuối xanh, bưởi, phật thủ, sung, hồng, quất cảnh, ớt, dứa,… với màu sắc rực rỡ nhưng phải hài hòa, đảm bảo đúng theo Ngũ hành:

  • Kim – màu trắng
  • Mộc – màu xanh lá
  • Thủy – màu đen
  • Hỏa – màu đỏ
  • Thổ –  màu vàng

Chuối trong mâm ngũ quả được bày nguyên cả nải, bắt buộc phải là chuối xanh. Điều này tượng trưng cho sự quần tụ, sum vầy, đầm ấm. Bưởi có màu vàng, tượng trưng cho sự giàu sang, may mắn. Một số gia đình thay thế bưởi bằng quả phật thủ (theo quan niệm, quả phật thủ tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ).

Quất cảnh, quả hồng hay ớt đỏ thường được dùng để tô điểm xung quanh mâm ngũ quả. Các loại quả này có màu đỏ, vàng rực rỡ, vô cùng đẹp mắt – biểu tượng cho sự may mắn, thành đạt. Còn quả dứa có mùi thơm đặc trưng, thể hiện mong ước về một năm mới an lành và nhiều phúc lộc.
Người miền Bắc thường bày mâm ngũ quả kiểu truyền thống là đặt nải chuối xanh ở dưới cùng. Nải chuối sẽ đỡ lấy toàn bộ các loại quả còn lại, chính giữa đặt bưở hoặc phật thủ. Các loại quả khác nhau hồng, quýt, táo sẽ đặt ở xung quanh, các chỗ trống thì có thể xen kẻ ớt, quất.

Mâm ngũ quả miền Trung

Hình ảnh: mâm ngũ quả Miền Trung

Mâm ngũ quả của miền Trung xuất phát từ văn hóa vùng miền. Việc dải đất miền Trung thường xuyên gặp phải thiên tai, bão lũ, hạn hán quanh năm. Từ đó ảnh hưởng đến đất đai, ít cây trái. Vì vậy, mâm ngũ quả của người miền Trung rất đơn giản, không câu nệ hình thức, có gì cúng nấy, miễn thành tâm là được.
Các loại trái cây thường thấy trong mâm ngũ quả của người miền Trung là:

  • Thanh long
  • Chuối
  • Dưa hấu
  • Mãng cầu
  • Dứa
  • Sung
  • Cam
  • Quýt

Mâm ngũ quả miền Nam

mam-ngu-qua-mien-nam
Hình ảnh: mâm ngũ quả Miền Nam

Người miền Nam thường bày mâm ngũ quả với ý nghĩa, mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài”, ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả:

  • “Cầu”: quả mãng cầu
  • “Sung”: quả sung
  • “Vừa”: quả dừa
  • “Đủ”: quả đu đủ
  • “Xài”: quả xoài

Bên cạnh đó, người miền Nam kiêng tuyệt đối một số loại trái cây có cách phát âm mang ý nghĩa không tốt như chuối (Chúi nhủi, làm ăn không phất lên được), lê (lê lết, đổ bể, dễ thất bại), cam, quýt (Quýt làm cam chịu),…

Một số lưu ý khi bày mâm ngũ quả ngày Tết

Bên cạnh việc lựa chọn các loại quả bày, bạn cũng cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Mâm ngũ quả chỉ để bày quả, không nên đặt thêm hoa hay thực phẩm gì.
  • Số lượng trên mâm ngũ quả chỉ tính số loại quả mà không tính số lượng quả.
  • Chỉ nên chuẩn bị mâm ngũ quả trước từ 1 – 2 hôm.
  • Không nên chọn quả quá chín bởi nó sẽ dễ héo hoặc thối. Do vậy hãy chọn quả xanh một chút nhé.
  • Tránh để mâm ngũ quả còn ướt.
  • Không bày trái cây có gai hoặc có mùi hắc.

Vậy câu hỏi liệu mâm ngũ quả có mấy loại quả đã được giải đáp trong bài viết trên đây. Mong rằng những chia sẻ của taxi tải Thành Hưng sẽ giúp bạn hiểu được cần phải chuẩn bị mâm ngũ quả sao cho đẹp nhất cho gia đình mình.

Xem thêm:

Mâm ngũ quả cúng làm nhà

Mâm ngũ quả cúng sửa nhà và những điều cần biết 

Mâm ngũ quả về nhà mới và ý nghĩa của mỗi loại quả

  • Taxi tải Thành Hưng chỉ sử dụng duy nhất Tổng đài Miễn cước 1800.0033. (Các số điện thoại khác đều là Thành Hưng giả mạo)
  • Thành Hưng chính hãng là Hãng có hàng trăm xe taxi tải màu đỏ hoạt động trên khắp các đường phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
  • Thành Hưng là thương hiệu đã được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ trên toàn quốc.
  • Là Hãng khai sinh mô hình Taxi tải tại Việt Nam từ năm 1996, Taxi tải Thành Hưng đã nhận được nhiều giải thưởng do các tổ chức, cơ quan lớn trao tặng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *