Mâm ngũ quả cúng Thần Tài được chuẩn bị gồm những lễ vật gì? Khi thỉnh ông Địa, Thần Tài cần chú trọng điều gì? Đây là 2 vị thần linh đem lại may mắn và tài lộc. Đối với nhiều gia đình, 2 vị thần linh này được ví như một người giữ sổ đỏ, một người giữ két sắt nên có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Nhiều người vẫn nghĩ cúng ông Địa, Thần Tài chỉ cần thành tâm và cơ bản là được, không cần quá cầu kỳ. Nhưng thực tế thì khi bạn có tâm, có tấm lòng thành kính thì phải thể hiện ra cho mọi người cùng thấy rõ.
Đối với các vị thần linh cũng vậy, khi dâng mâm ngũ quả cúng Thần Tài cũng cần làm cho chu đáo thì mới mong cầu được như ý. Vậy cần lưu ý khi thỉnh ông Địa, Thần Tài như thế nào để các vị không phật ý và ta nhận được nhiều ơn nhất. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết những vấn đề quan trọng khi thỉnh các vị này.
Mâm ngũ quả cúng thần Tài, ông Địa theo tương truyền từ xa xưa
Bàn thờ thần tài được bày ngay tại địa điểm làm ăn, kinh doanh. Thường thì vào mùng 1 và ngày rằm hàng tháng, gia chủ sẽ sắm những lễ vật nhỏ như hoa quả, trái cây, bánh kẹo để thắp hương Thần Tài thổ địa, mong các ngài phù hộ.
Ngày 10 tháng Giêng hàng năm còn được xem là ngày vía Thần Tài. Trong ngày này, mọi người đổ xô đi mua vàng để mong có thể gặp thuận lợi, suôn sẻ trong việc làm ăn kinh doanh.
Không chỉ những ngày thường như vậy mà trong dịp trọng đại như khai trương cửa hàng, gia chủ cũng cần chuẩn bị mâm cúng tươm tất để cúng Thần Tài và thổ địa.
Một số lưu ý căn bản khi chuẩn bị mâm ngũ quả cúng Thần Tài
Có thể nhiều gia chủ sẽ không biết một số lưu ý trong ngày cúng Thần Tài dịp khai trương dưới đây. Gia chủ thực hiện theo những điều này sẽ giúp buổi lễ diễn ra suôn sẻ hơn, giúp việc cầu tài của gia chủ sớm thành hiện thực.
Lưu ý về ngày giờ tổ chức lễ cúng
Ngày giờ tổ chức lễ cúng Thần Tài cần là ngày đẹp trong tháng, giờ đẹp trong ngày và hợp với bản mệnh của gia chủ. Chọn ngày lành tháng tốt là việc đầu tiên không thể thiếu trong bất kỳ nghi thức cúng lễ nào. Có gia chủ còn phải chủ động đi xem thầy phong thủy về ngày giờ làm lễ khai trương tốt trước hàng tháng để đảm bảo có thể chọn được ngày tốt nhất.
Việc xem ngày không được qua loa mà phải xem cẩn thận. Nhiều gia chủ còn cất công đi nhiều nơi để xem để có thể chắc chắn về ngày tốt tiến hành cúng khai trương. Nếu chẳng may cúng phạm phải giờ xấu thì rất có thể việc làm ăn kinh doanh của gia chủ sẽ gặp trắc trở, thua lỗ.
Thời điểm tốt để cúng Thần Tài thường là trong buổi sáng, khi dương khí thịnh, bắt đầu cho một ngày tươi sáng, tốt đẹp. Ít nơi cúng thần tài ngày khai trương vào buổi tối.
Lưu ý về đồ lễ dâng lên mâm cúng
Theo truyền thuyết dân gian thì ông Địa và Thần Tài là 2 vị rất linh thiêng. Việc cúng bái cần chuẩn bị thật chu đáo và không được phạm những sai lầm tối kỵ để tránh phật ý bề trên, đem đến những điều không may, xui xẻo.
Vì vậy, trong tất các các khâu của lễ cúng ông Địa, Thần Tài đều cần lưu ý một số điểm sau:
– Các lễ vật trong mâm cúng thần tài đều phải là các đồ tươi ngon, đồ vật chứa các lễ vật đồ cúng cũng cần phải sạch sẽ.
Cụ thể như hoa mua về phải là hoa tươi, được đặt trong bình gốm sứ, thủy tinh. Tốt nhất gia chủ nên chọn những chiếc bình đẹp mắt, có màu hợp với bản mệnh của gia chủ thì sẽ tốt hơn. Chiếc bình này có thể sử dụng lâu dài vì trong những dịp cúng thần tài vào mùng 1 hay ngày rằm sau này đều phải mua hoa thắp hương và cắm trong bình. Nhất định phải chọn hoa tươi, đẹp, không được dập nát và tuyệt đối không được cúng hoa giả.
Các loại quả, trái cây cũng phải là quả tươi ngon, đẹp mắt, không chọn quả méo mó, thối hỏng hay có những dấu hiệu thối hỏng. Quả sẽ bày lên chiếc đĩa rộng, bày ngay ngắn ở chính giữa. Tuyệt đối không được bày cúng quả giả, quả khô.
– Đèn cúng ông Địa, Thần Tài cũng phải là đèn nến thật, dùng lửa đốt chứ không phải đèn nhấp nháy, đèn điện vì những loại đèn này có thể tạo ra trường khí xấu, không tốt cho việc cúng lễ.
– Nước khi cho vào chén cần lưu ý rửa sạch các chén đựng rồi mới thay nước mới vào. Nên rót những ly nước vừa phải, không quá đầy, cũng không quá vơi, tránh để nước tràn ra bàn thờ thần tài.
Chuẩn bị mâm cúng để thỉnh ông Địa, Thần Tài
Những điểm đáng chú ý về việc thỉnh ông Địa, Thần Tài sao cho đúng thì ở trên đã nêu rất rõ. Một trong những phần quan trọng của lễ cúng chính là chuẩn bị mâm ngũ quả cúng Thần Tài nhằm mong cầu được phù hộ và ban nhiều ơn phước. Mỗi vùng miền, mỗi gia đình sẽ có thể có những cách chuẩn bị mâm cúng, mâm lễ vật dâng lên Thần Tài, ông Địa khác nhau. Nhưng trước tiên mọi người cần phải biết mâm lễ cúng cơ bản theo tâm linh bao gồm những gì?
Hầu như mỗi gia đình dù ít hay nhiều, khó khăn hay khá giả thì cúng ông Địa, Thần Tài cũng cố gắng chuẩn bị đầy đủ những lễ vật cơ bản sau đây:
- Bình hoa tươi (hoa cúc hoặc hoa lay ơn)
- Hương nhang, đèn cầy
- Hũ gạo, hũ muối
- Trà pha sẵn
- Rượu nếp, trầu cau
- Chai nước suối
- Xôi
- Gà luộc nguyên con
- Heo quay nguyên con
- Bánh bao hoặc bánh chưng
- Đĩa chả lụa
- Tiền vàng, giấy cúng
Gia chủ có thể chuẩn bị như danh sách chia sẻ ở trên để cúng ông Địa, Thần Tài được chu đáo hơn cả. Tuy nhiên, tùy thuộc vào kinh tế mỗi nhà mà có thể gia giảm số lượng hoặc chất lượng lễ vật sao cho hợp lý nhất.
Hy vọng những chia sẻ về mâm ngũ quả cúng Thần Tài trong bài viết trên đây đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích. Lễ cúng ông Địa, Thần Tài sẽ là nghi thức còn được lưu truyền mãi về sau để thể hiện nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt cũng như mong muốn có thể phát triển công việc trong tương lai lâu dài.
- Taxi tải Thành Hưng chỉ sử dụng duy nhất Tổng đài Miễn cước 1800.0033. (Các số điện thoại khác đều là Thành Hưng giả mạo)
- Thành Hưng chính hãng là Hãng có hàng trăm xe taxi tải màu đỏ hoạt động trên khắp các đường phố Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
- Thành Hưng là thương hiệu đã được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ trên toàn quốc.
- Là Hãng khai sinh mô hình Taxi tải tại Việt Nam từ năm 1996, Taxi tải Thành Hưng đã nhận được nhiều giải thưởng do các tổ chức, cơ quan lớn trao tặng.